Răng Nhạy Cảm Là Gì
Răng nhạy cảm là tình trạng ê buốt răng của một hoặc nhiều chiếc răng. Đây là chứng bệnh rất phổ biến hiện nay, thường thấy ở người lớn tuổi từ 25 trở đi.
Người bệnh thường chỉ thấy ê buốt răng mà không thấy có dấu hiệu biểu hiện trên bề mặt răng. Nặng hơn sẽ dễ thấy ở người sâu răng, viêm nha chu, hở cổ chân răng, viêm tụt lợi, chảy máu chân răng.
Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do, lớp men bao phủ này bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm. Lúc này các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thức ăn nóng, lạnh. Gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.
Triệu Chứng Răng Nhạy Cảm
Triệu chứng ê buốt răng khi ăn, uống đồ nóng hoặc lạnh, chua, ngọt,… Hay khi rít hơi gió lùa qua các kẽ răng thấy ê buốt. Thậm chí khi bình thường không có tác động nào cũng có thể thấy ê buốt. Đó chính là dấu hiệu triệu chứng biểu hiện của răng nhạy cảm, hay còn được gọi là bệnh phong thấp răng.
Một bệnh về răng miệng rất phổ biến trên toàn Thế Giới hiện nay, thường gặp nhất ở những người trẻ và trung niên. Nghiên cứu nha khoa quốc tế tại Đại học Bristol (Anh) cho ra kết quả, trung bình cứ ba người thì có một người bị răng nhạy cảm, ê buốt răng.
Khi mắc bệnh răng ê buốt, tuy không gây ra nhiều đau đớn. Nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Đáng quan ngại hơn, có những người gặp tình trạng ê buốt răng lại thường chủ quan, cho rằng ê buốt răng sẽ tự khỏi mà không cần lưu tâm tìm giải pháp chữa trị dứt điểm. Để lâu khi ăn nhai sẽ cảm thấy rất ghê răng và buốt, không ăn uống nổi.
Nguyên Nhân Răng Nhạy Cảm
Những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu đó là:
– Đồ ăn, thức uống chứa nhiều acid, thực phẩm cứng: Acid trong các loại thức uống như soda (nước uống có ga), nước ngọt… là thủ phạm chính làm mòn men răng. Thực phẩm có hàm lượng đường cao, sẽ kích thích sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng. Làm xói mòn men răng, dẫn đến tăng sự nhạy cảm ở răng.
– Chải răng quá mạnh, dùng bàn chải có lông quá cứng trong thời gian dài sẽ gây mòn men răng. Khi đó các kích thích nóng, lạnh, chua,…trở thành tác nhân gây ê buốt răng.
– Một số bệnh răng miệng có thể gây ê buốt răng, như tụt lợi hoặc bệnh nha chu. Còn có các bệnh và thói quen xấu khác như: nghiến răng, viêm nướu, nhiều cao răng, răng nứt…
– Răng bị nhạy cảm sau khi tẩy trắng hoặc lấy cao răng là tình trạng gặp phải nếu thực hiện không đúng quy cách.
– Nghiến răng: Điều này sẽ làm men răng bị mòn đi khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
– Bị nứt răng: Nhai đá lạnh, cắn vật cứng có thể dẫn đến mẻ hoặc gãy răng. Khi răng bị nứt, các dây thần kinh trong tủy răng có thể bị kích thích khi nhai.
Phòng Ngừa Bệnh Hiệu Quả
– Chải răng đều đặn ngày 2 lần, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
– Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, trong và mặt nhai trên, dưới. Cầm bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với mặt răng, đầu lông bàn chải hướng về phía lợi. Chuyển động bàn chải theo chiều lên xuống như hướng mọc của răng hoặc xoay tròn một cách nhẹ nhàng. Chải kỹ lần lượt từng nhóm răng cho tới khi sạch. Thời gian ước tính trung bình để chải xong 1 hàm răng là 2-3 phút. Nên dùng những loại kem đánh răng có chứa fluor.
– Không chải răng ngay sau thưởng thức các món ăn hoặc đồ uống nhiều acid như nước soda (nước có ga), nước ngọt… để tránh bào mòn men răng.
– Không ăn đá lạnh và đồ ăn cứng, không ăn uống đồ quá nóng hoặc quá lạnh, hạn chế uống nước có ga, nước ngọt, đồ chua,…
– Kiêng bỏ hoặc hạn chế hút thuốc, uống rượu, bia, cafe,…
– Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi. Uống nhiều nước sạch, trung bình một người lớn nên uống từ 1,5l – 3,5l/ ngày.
– Nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa trị kịp thời.